Kỹ thuật nhuộm răng ở Việt Nam Nhuộm răng

Thời gian nhuộm

Một bà lão răng nhuộm đen vào đầu thế kỷ 21 khi tập tục này chỉ còn thấy ở giới cao niên

Trong những tập tục của người Việt, khi trẻ con thay răng sữa, nếu là răng hàm dưới thì vứt răng xuống gầm giường, còn trên thì vứt lên mái nhà và hô 3 tiếng cho "ông thiêng" cho nó tha đi để mà mau mọc răng.

Người ta chỉ nhuộm răng sau khi đã thay toàn bộ răng sữa, thời gian đó là thích hợp nhất để nhuộm vì lúc ấy răng còn non, độ thấm của thuốc nhuộm dễ gắn chặt vào men và ngà răng hơn. Người bình dân thường nhuộm theo phương pháp đơn giản, nhưng người giàu có hay quan lại lại nhuộm răng theo nhiều lối cầu kỳ với những phương pháp gia truyền khác nhau.

Người con gái Thái chỉ sau khi lấy chồng mới nhuộm răng và ăn trầu, cách nhuộm răng của họ cũng khác với người Kinh.

Với bà thầy Thại, một người nhuộm răng nổi tiếng ở Huế, mỗi đợt nhuộm là 15 người ăn ở luôn tại nhà trong thời gian nửa tháng. Buổi chiều "bà thầy" cho người đang nhuộm leo lên một đồi nhỏ trong làng, há miệng to để gió thổi vào cho thuốc nhuộm mau khô. Thuốc nhuộm răng của bà thầy Thại nổi tiếng vang khắp cả một vùng Trung kỳ, đại lý thuốc của bà có ở chợ Đông Ba, Quảng Trị, Đông Hà và vào đến Quảng Nam, Quảng Ngãi...[cần dẫn nguồn]

Thành phần thuốc nhuộm

Thuốc nhuộm răng gồm các thành phần căn bản như sau:

Cách nhuộm

  • Người Si La có tục nhuộm răng phổ biến nhưng nam giới nhuộm răng đỏ còn nữ nhuộm đen.
  • Người Thái nhuộm răng như sau: Đầu tiên, để làm sạch răng họ phải chà xát nhiều lần bằng một miếng cau khô, sau đó dùng lưỡi dao hơ cho vừa nóng, rắc bột cánh kiến lên để bột nhựa cánh kiến nóng chảy ra. Chờ bột nhựa cánh kiến vừa nguội mới lấy miết vào răng. Trong vòng 7 dến 10 ngày sau không được dùng thức ăn uống nóng, không nhai đồ ăn cứng, khi răng trở nên màu ngà họ sẽ nhuộm đen bằng nhựa cây mét non.
  • Phần viết về người Dao có đoạn: "Người Dao nhuộm răng đơn giản bằng nước vắt của lá cây mơ tam thể hoặc lá cây mơ lông. Cách này có độ bền kém cho nên thường phải nhuộm lại luôn."
  • Đối với người Kinh, cách nhuộm răng được miêu tả như sau:

Khởi đầu, miệng và răng phải được làm vệ sinh thật sạch cho đến khi lấy tay sờ vào thân răng phải trơn láng mới được.

Trong ba ngày đầu phải đánh răng, xỉa răng bằng vỏ cau khô với than bột trộn với muối bột. Một ngày trước khi nhuộm phải nhai ngậm chanh hoặc hạnh, súc miệng bằng rượu trắng pha nước chanh để lớp men răng "mềm" đi, axít của chanh sẽ bào mòn tạo thành những vệt lõm sần sùi trên men răng. Thời gian này là thời gian đau đớn nhất cho người nhuộm vì răng, môi, lưỡi, lợiniêm mạc trong vòm họng sưng tấy, răng lung lay như muốn rụng. Thuốc nhuộm răng bằng nhựa cánh kiến được điều chế trước đó 7–10 ngày theo đúng công thức với tỷ lệ bột nhựa cánh kiến và nước cốt chanh tùy theo mỗi người, chất sền sệt đó được trét lên một mảnh vải thô trắng hay lụa. Người ta trét lên dừa, cau hay lá ngái sau đó mới áp lên hai hàm răng. Việc áp thuốc nhuộm răng được thực hiện vào sau buổi ăn chiều, đến giữa đêm sẽ được thay bằng một miếng áp mới.

Đến sáng sẽ gỡ ra lớp nhựa sơn mới phủ lên đêm trước. Sau đó phải súc miệng bằng nước mắm, có nơi dùng nước dưa chua, để thải hết chất thuốc còn sót lại. Người nhuộm răng phải ngậm miệng suốt đêm, tránh để miếng thuốc nhuộm bong ra, phải làm như vậy mỗi đêm 2 lần trong 7 đêm. Khoảng thời gian đó người nhuộm răng chỉ được nuốt chửng thức ăn chứ không được nhai. Khi thấy răng có màu đỏ già (màu của cánh kiến) thì việc nhuộm răng sẽ bước qua giai đoạn 2 là giai đoạn nhuộm đen răng bằng cách phết dung dịch bôi đen lên răng. Thuốc bôi đen là hỗn hợp phèn đen trộn với nhựa cánh kiến, dung dịch này được phết trong 2 ngày.

Phải súc miệng bằng một thứ thuốc gọi là thuốc xỉa nước. Giai đoạn cuối cùng là cố định bằng nhựa của gáo dừa được đốt hay nấu chảy, chất nhựa này tạo thành một lớp men trên thân răng gọi là "giết răng". Khi hoàn tất giai đoạn này người nhuộm răng sẽ có một hàm răng đen bóng như hột mãng cầu.

Được bảo vệ cẩn thận răng nhuộm có thể giữ màu đen bóng 20, 30 năm. Muốn cho hàm răng lúc nào cũng đen nhánh thì độ một năm lại nhuộm bồi thêm một lớp. Răng không được chăm sóc sẽ bị phai màu, loang lổ gọi là "răng cải mả", trông không đẹp.